Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan 

Quản lý, bảo vệ di sản Hát Xoan trong bối cảnh phát triển du lịch 

Khi Hát Xoan trở thành nhu cầu trải nghiệm của các nhóm thị trường khách du lịch, sự tác động của du lịch (bao gồm cả các yếu tố tích cực và tiêu cực) đối với Hát Xoan sẽ ngày càng lớn. Do vậy việc quản lý, bảo vệ di sản Hát Xoan nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực là vấn đề đặt ra cho công tác quản lý di sản. 

Một số nguyên tắc cần quan tâm và đặt lên hàng đầu trong việc quản lý và bảo vệ hát Xoan trong bối cảnh phát triển du lịch là: 

Thứ nhất: Phải bảo vệ tối đa các giá trị cốt lõi của di sản Hát Xoan, trọng tâm là bảo vệ và giữ gìn các giá trị của Hát Xoan trong các làn điệu, các động tác múa, các tập quán và lề lối phong cách trình diễn của các phường Xoan, bảo vệ trang 135 phục trình diễn truyền thống và cả không gian văn hóa, môi trường diễn xướng của Hát Xoan. Di sản càng mộc mạc, dân dã thì giá trị với du lịch càng lớn, việc bảo vệ tốt các thành tố của Hát Xoan sẽ duy trì và tôn vinh tính “đại diện”, “cộng đồng”, của Hát Xoan. 

Thứ hai: Đảm bảo cho cộng đồng và các nghệ nhân tham gia tối đa vào quá trình bảo vệ Hát Xoan với tư cách là chủ thể sáng tạo và thực hành di sản, các nghệ nhân Hát Xoan và cộng đồng trực tiếp tham gia vào công tác quản lý di sản của chính họ sẽ đảm bảo quá trình tồn tại bền vững của di sản. Cộng đồng sẽ quyết định duy trì các tập quán, phương thức trình diễn, bảo vệ không gian văn hóa truyền thống của họ và cả phương thức truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp. 

Thứ ba: Khuyến khích cộng đồng tham gia trực tiếp vào các chương trình trình diễn Hát Xoan phục vụ khách du lịch, đảm bảo cho khách du lịch được trải nghiệm và tiếp nhận những giá trị của Hát Xoan do các nghệ nhân mang lại. Đảm bảo cho các nghệ nhân được hưởng lợi và thu nhập từ chính di sản mà các nghệ nhân và cộng đồng đang sở hữu. 

Thứ tư: Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực mang lại từ du lịch đối với di sản văn hóa Hát Xoan, những gì cấu thành mối đe dọa đối với di sản văn hóa phi vật của họ như các hình thức làm mai một, thương mại hóa và trình bày sai lạc di sản cần phải được đánh giá cụ thể trước khi tiến hành các hoạt động du lịch. 

Thứ năm: Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ cộng đồng trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học, tư liệu hóa, ban hành cơ chế chính sách, các quy hoạch, kế hoạch mang tính chiến lược, xây dựng đầu tư kết cấu hạ tầng liên quan đến di tích và không gian văn hóa, quản lý các dịch vụ có liên quan đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Hát Xoan trong sự tác động của du lịch. 

Nhà nước cần tiếp tục quan tâm quản lý và bảo vệ di sản Hát Xoan, thể hiện chủ yếu ở các lĩnh vực: 

  • Quy hoạch, hỗ trợ tu bổ, tôn tạo và khôi phục hệ thống di tích liên quan đến Hát Xoan và xây dựng không gian văn hoá Hát Xoan; Bảo tồn, tôn tạo, khôi phục các di tích tại các phường Xoan gốc và vùng lân cận, tạo dựng những quần thể 136 di tích đẹp, thiêng liêng đáp ứng đầy đủ yêu cầu tạo lập không gian trình diễn Hát Xoan và nhu cầu nghiên cứu tham quan của du khách trong và ngoài nước. Xây dựng bổ sung các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại các di tích Hát Xoan nhằm đáp ứng việc tổ chức lễ hội hàng năm và các hoạt động văn hóa dân gian thường xuyên đảm bảo hấp dẫn, linh thiêng và là một điểm nhấn về văn hoá cội nguồn của tỉnh Phú Thọ. 
  • Ban hành những chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và nhân dân trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, như: chính sách đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích và xây dựng các công trình phục vụ du lịch để tổ chức các loại hình dịch vụ, miễn giảm thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các nghệ nhân kinh phí, trang thiết bị cho quá trình gìn giữ, truyền dạy Hát Xoan. 
Quản lý, bảo vệ di sản Hát Xoan trong bối cảnh phát triển du lịch 
Quản lý, bảo vệ di sản Hát Xoan trong bối cảnh phát triển du lịch

Bảo vệ giá trị của các làn điệu Xoan 

Đối với Hát Xoan giá trị cốt lõi của di sản này chủ yếu chứa đựng ở giai điệu hết sức mộc mạc, gắn bó trực tiếp với đời sống tín ngưỡng nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước; do vậy lời ca và giai điệu thể hiện ước vọng cầu mùa, cầu cho con người và vạn vật bình an sinh sôi nảy nở được trình diễn trước cửa đình không gian linh thiêng của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy cần bảo vệ tối đa các làn điệu Xoan tại các phường Xoan gốc gắn với không gian diễn xướng cửa đình. Trong ba chặng hát: hát thờ, hát quả cách, hát giao duyên thì phần hát thờ hay còn gọi là hát nhập tịch mời vua cần được bảo vệ chặt chẽ gắn với không gian diễn xướng của Xoan. Phần hát hội do tính chất của chặng hát là hát giao duyên, ít bị ràng buộc về tính nghi lễ do vậy để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu giao duyên của giới trẻ trong đời sống đương đại có thể vận dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống để sáng tạo di sản.NCS vận dụng quan điểm của UNESCO và lý thuyết sáng tạo truyền thống để đưa ra biện pháp bảo vệ Hát Xoan với 2 mô hình sau đây: 

Bảo vệ giá trị của các làn điệu Xoan 
Bảo vệ giá trị của các làn điệu Xoan

Bảo vệ Hát Xoan tại các làng Xoan Cổ

Biện pháp bảo vệ này được coi là cốt yếu, chủ đạo trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị Hát Xoan trong sự tác động của du lịch. Tại các làng Xoan gốc, tập trung bảo vệ các làn điệu Xoan cổ, kể cả lời ca, giai điệu và động tác múa. Mặc dù Hát Xoan có đầy đủ 3 chặng hát được 4 137 phường Xoan gốc và cộng đồng thực hành, lưu truyền từ bao đời nay, tuy nhiên tại mỗi phường Xoan mỗi chặng hát, bài hát lại có phong cách trình diễn riêng. Do vậy việc bảo vệ Hát Xoan tại các không gian văn hóa diễn xướng truyền thống của mỗi phường tạo điều kiện cho các phường Xoan lưu giữ đầy đủ các phong cách trình diễn Xoan truyền thống theo tập quán riêng của từng phường; các nghệ nhân Hát Xoan và các đào kép được trình diễn lối hát cùng các trang phục truyền thống tại không gian văn hóa linh thiêng để cùng cộng đồng thực hành các nghi thức tín ngưỡng và ước nguyện của họ trước Hùng Vương và các vị thần bảo hộ dân làng. Biện pháp bảo vệ này tạo điều kiện cho khách du lịch có thể đến tham dự và thưởng thức khám phá di sản tại các ngôi đình vào các kỳ tiệc lệ, các lễ hội truyền thống của các làng Xoan gốc. 

Ngoài các lễ hội truyền thống và các kỳ tiệc lệ gắn với Hát Xoan truyền thống, để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách du lịch, sẽ tổ chức xây dựng chương trình hát Xoan làng cổ phục vụ theo nhu cầu các đoàn khách du lịch. Theo chương trình này, các nghệ nhân tại các phường Xoan gốc tổ chức hát Xoan tại các cửa đình để phục vụ nhu cầu khách du lịch định kỳ vào các ngày thứ 7 Chủ nhật hàng tuần, hoặc theo nhu cầu của từng đoàn khách. Chương trình Hát Xoan làng cổ được tổ chức ngoài các kỳ tiệc lệ và các lễ hội hát Xoan truyền thốngsẽ đảm bảo toàn bộ không gian văn hóa, môi trường diễn xướng của Hát Xoan, được thể hiện do chính các nghệ nhân các phường Xoan gốc. Chương trình này sẽ khắc phục được tính mùa vụ của du lịch văn hóa, không bị phụ thuộc hoàn toàn vào thời điểm lễ hội diễn ra, khắc phục tình trạng quá tải các dịch vụ do khách du lịch tập trung quá đông vào các ngày tiệc lệ và lễ hội truyền thống. 

Bảo vệ Hát Xoan theo quan điểm này vừa đảm bảo giữ gìn các giá trị đặc trưng của Hát Xoan vừa giữ gìn không gian văn hóa diễn xướng của di sản. Khách du lịch vừa được khám phá di sản với những giá trị cốt lõi của di sản, vừa cảm nhận được không gian văn hóa linh thiêng nơi cửa đình gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nơi di sản được sáng tạo và lưu truyền gắn với nét văn hóa đặc trưng vùng đất Tổ. 

Bảo vệ Hát Xoan tại các làng Xoan Cổ
Bảo vệ Hát Xoan tại các làng Xoan Cổ

Bảo vệ Hát Xoan tại các câu lạc bộ và vùng Xoan lan tỏa 

Thứ nhất: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngoài 4 phường Xoan gốc, toàn tỉnh có 34 câu lạc bộ hát Xoan thuộc 13 Huyện, thành, thịvới 1557 thành viên gồm những nguời yêu thích hát xoan tự nguyện thành lập. Tuy nhiên, do không có môi trường diễn xướng truyền thống, các thành viên câu lạc bộ chưa có kỹ năng và sự hiểu biết sâu sắc về Hát Xoan, chưa nắm bắt đầy đủ các nguyên tắc, lề lối diễn xướng của Hát Xoan nên rất dễ làm biến đổi hoặc sai lệch các chuẩn mực. Để tránh tình trạng Hát Xoan tại các câu lạc bộ bị biến đổi, Tỉnh Phú thọ cần tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, truyền dạy cho các thành viên chủ chốt các câu lạc bộ. Tăng cường tổ chức cho các nghệ nhân phường Xoan gốc đến truyền dạy trực tiếp cho các thành viên câu lạc bộ. Tổ chức liên hoan các câu lạc bộ thường xuyên định kỳ hàng năm đặc biệt là dịp giỗ Tổ Hùng Vương, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trình diễn Hát Xoan. 

Thứ hai: Đối với truyền dạy Hát Xoan trong các trường học, đây là biện pháp cần thiết theo khuyến cáo của UNESCO. Truyền thụ trong nhà trường là một trong các biện pháp bảo vệ di sản tăng cường hiểu biết về di sản cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, do di sản Hát Xoan có yếu tố đặc trưng là mỗi phường Xoan gốc lại có cách trình diễn khác nhau ở một số bài bản Xoan. Do vậy, cần nghiên cứu tập trung đưa giáo dục di sản Hát Xoan vào nhà trường trên địa bàn thành phố Việt Trì và tập trung chính vào các nhà trường thuộc 2 xã Kim Đức và Phượng Lâu. Để tránh sự sai lệch trong truyền thụ di sản, có thể mời các nghệ nhân các phường Xoan gốc trực tiếp truyền dạy cho các nhà trường, điều này góp phần tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho các nghệ nhân theo các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản của UNESCO. 

Thứ ba: Đối với việc trình diễn Hát Xoan phục vụ các đoàn khách du lịch, các cuộc giao lưu quảng bá di sản trong và ngoài tỉnh cần tạo điều kiện tối đa cho các nghệ nhân, các đào, kép tại các phường Xoan gốc tham gia các chương trình. Điều này giúp các nghệ nhân có cơ hội quảng bá tốt nhất di sản tới du khách thập phương và các đối tượng tham dự các chương trình liên hoan diễn xướng cấp khu 139 vực và toàn quốc qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Đặc biệt trong hoạt động du lịch, các nghệ nhân của các phường Xoan có thể thành lập các nhóm tham gia trình diễn Hát Xoan theo nhu cầu của các đoàn khách theo chương trình tour hoặc tại các nhà hàng, các sân khấu biểu diễn, các khu điểm du lịch. Theo mô hình này các nghệ nhân Hát Xoan có thể lựa chọn các bài hát thuộc chặng hát hội có giai điệu vui nhộn, phù hợp với tâm lý và nhu cầu khách du lịch để phục vụ. Việc này đạo điều kiện cho các thành viên tạo ra thu nhập để duy trì cuộc sống bằng chính di sản mà họ đang nắm giữ. Hạn chế tối đa việc sử dụng các diễn viên chuyên nghiệp của các đoàn nghệ thuật phục vụ khách du lịch, hoặc các nhóm tự phát. Lựa chọn mô hình bảo vệ di sản Hát Xoan theo mô hình trên phù hợp với quan điểm được nêu trong quyết nghị của UNESCO về bảo vệ DSVH PVT với phát triển bền vững và các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản:

  • Thúc đẩy cơ hội cho các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân để tạo ra thu nhập và duy trì sinh kế của họ, từ đó, tập quán bền vững, sự truyền dạy và bảo vệ di sản văn hóa phi vật của họ có thể được đảm bảo
  • Đảm bảo rằng các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân liên quan là những người hưởng lợi chính thu nhập được tạo ra từ di sản văn hóa phi vật thể của chính họ và họ không bị tước đoạt, đặc biệt để tạo ra thu nhập cho những người khác 

Đối với các Nghệ nhân Hát Xoan cũng cần được trang bị các kiến thức và những thông tin, kỹ năng cần thiết trong việc quảng bá, giới thiệu giá trị của Hát Xoan; đặc biệt biết tự bảo vệ di sản Hát Xoan trước các tác động do hoạt động du lịch mang lại như thương mại hóa, hoặc chạy theo lợi nhuận mà không coi trọng các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ DSVHPVT mà UNESCO đã khuyến cáo: “Các cộng đồng, nhóm người, và trong một số trường hợp là các cá nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những gì cấu thành mối đe dọa đối với di sản văn hóa phi vật của họ bao gồm các hình thức làm mai một, thương mại hóa và trình bày sai lạc di sản và sẽ quyết định làm thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu các mối đe dọa như vậy” 

Lựa chọn các biện pháp bảo vệ di sản Hát Xoan như phân tích trên sẽ đảm bảo vai trò quyết định của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản với tư cách họ là chủ thể sáng tạo, chủ thể thực hành và trình diễn di sản. 

Bảo vệ Hát Xoan tại các câu lạc bộ và vùng Xoan lan tỏa 
Bảo vệ Hát Xoan tại các câu lạc bộ và vùng Xoan lan tỏa

Bảo tồn không gian diễn xướng của Hát Xoan 

Hát Xoan không thể tồn tại nếu không bảo tồn được không gian diễn xướng ; khác với các di sản PVT khác, một đặc điểm của Hát Xoan là luôn gắn với cửa đình, do vậy việc bảo tồn phục dựng lại các di tích gốc liên quan đến Hát Xoan là một yêu cầu đặt ra đối với nhà nước và cộng đồng nơi có tục Hát Xoan truyền thống. Các di tích gắn với hát Xoan do thời gian và chiến tranh tàn phá, một số di tích bị phá hủy hoàn toàn, một số di tích đã xuống cấp không đủ điều kiện, môi trường cho cộng đồng thực hành di sản. Do vậy, trước tiên cần chú trọng phục hồi các di tích thuộc các phường Xoan gốc. Trong quá trình đầu tư, tu bổ phục hồi các di tích cần thực hiện đúng các nguyên tắc theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Di sản văn hóa, trong đó chú trọng bảo vệ các yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với các di tích đã bị phá hủy, cần nghiên cứu khảo sát dựa vào các dấu tích, phế tích và tham vấn cộng đồng để xác định quy mô kiến trúc phù hợp với tính chất và tập quán sinh hoạt của cộng đồng Xoan. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích
  • Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. 
  • Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. 

Đối với miếu Lãi Lèn, cần quy hoạch đầu tư xây dựng đảm bảo các hạng mục công trình vừa là không gian thờ tự, vừa là nơi trình diễn Hát Xoan nghi lễ theo nghi thức truyền thống, vừa là nơi tổ chức các hoạt động truyền dạy Hát Xoan giữa các nghệ nhân cho thế hệ trẻ, vừa có đủ không gian trình diễn phục vụ khách 141 du lịch. Xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo là một điểm đến phục vụ khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm các làn điệu Xoan cổ. 

Đối với các di tích còn lại tại các làng Xoan gốc cần đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực để tu bổ, phục hồi kiểu dáng kiến trúc và không gian truyền thống, bài trí nội thất đồ thờ, long ngai bài vị Hùng Vương và các nhân vật được thờ tự tại di tích, tạo không gian thiêng cho Hát Xoan được trở về với giá trị tâm linh mà cộng đồng cư dân gửi gắm qua từng làn điệu từng câu hát trước cửa đình gắn với lễ hội Xoan và tục giữ cửa đình của các làng Xoan. “Lệ quy định rằng chỉ có phường Xoan giữ cửa đình được hát nhập tịch mời Vua và thần linh về dự tế cũng như hát chào giã. Cũng chỉ có phường Xoan giữ cửa đình được hát Kiều Dương, mở đầu 14 quả cách hát thờ”. 

Đối với các di tích tại các địa phương vùng Xoan lan tỏa có tục kết nước nghĩa với các làng Xoan gốc cũng cần được đầu tư khôi phục. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 30 di tích đình, miếu có tục lệ hát Xoan, đến nay đã tu bổ khôi phục được 20 di tích. Do vậy cần tiếp tục đầu tư, khôi phục 10 di tích còn lại đảm bảo không gian văn hóa cho Hát Xoan và các tục kết nước nghĩa các phường Xoan được khôi phục và duy trì. Điều đặc biệt trong hát Xoan là tục kết nước nghĩa, tục này khác biệt hoàn toàn với tục kết nghĩa của hát ghẹo Phú Thọ hay quan họ Bắc Ninh. Hát Xoan không kết nghĩa giữa hai làng với nhau mà chỉ kết nghĩa giữa họ Xoan với làng nước nghĩa, không phải kết nghĩa giữa hai dân mà kết nghĩa giữa dân với họ. Tục kết nghĩa cấm người hai bên dân, họ kết hôn với nhau, bởi người dân quan niệm rằng dân với họ là anh em, đã là anh em thì không được kết hôn. “Mỗi năm hai bên kết nghĩa chỉ gặp nhau trong dịp hội làng. Kết nghĩa giữa họ Xoan và làng nước nghĩa là kết nghĩa vì nghệ thuật, vì tục lệ tiệc hát thờ thần linh”. Do vậy việc phục hồi các di tích tại các làng có tục kết nước nghĩa với phường Xoan sẽ tạo ra một môi trường văn hóa, không gian văn hóa đúng với truyền thống và ý nghĩa tâm linh của cộng đồng và tạo không gian văn hóa rộng lớn để di sản Hát Xoan tồn tại và lan tỏa cùng với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của nhân dân. 

Bên cạnh di tích, các lễ hội Hát Xoan và các lễ hội dân gian khác trong vùng Xoan lan tỏa cần được phục hồi và duy trì hàng năm, đặc biệt là dịp đầu xuân. Điều 142 đặc biệt của hát Xoan là ngay từ sáng mùng 1tết và các buổi sáng trong dịp tết và trong dịp giỗ tổ Hùng Vương 10/3 hàng năm các cửa đình đều tổ chức hát Xoan điều này tạo nên không khí rộn ràng của mùa Xuân, đây là nét đặc trưng vùng đất Tổ Hùng Vương. Cư dân vùng này còn gọi là “mùa hát Xoan”. Để phục hồi các lễ hội Hát Xoan và các tục lệ truyền thống của Hát Xoan cần có khảo sát nghiên cứu kỹ từng địa phương để xác định các yếu tố về di tích, nhu cầu cộng đồng và các yếu tố liên quan để phục hồi các nghi thức, lễ hội Hát Xoan tại một số địa phương có đủ các yếu tố phục hồi. Điều này sẽ góp phần đưa Hát Xoan trở lại môi trường và không gian văn hóa vốn có để Hát Xoan được bảo vệ và phát huy giá trị trong đời sống đương đại. 

Bảo tồn không gian diễn xướng của Hát Xoan 
Bảo tồn không gian diễn xướng của Hát XoanXem thêm:

Xây dựng chính sách bồi dưỡng nghệ nhân

 Do đặc điểm của DSVHPVT là nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, dễ bị tổn hại nên trong sự tác động ngày càng mạnh mẽ của hoạt động du lịch cần có các điều kiện về chính sách và cơ chế thích hợp đảm bảo cho phát triển bền vững. Trong đó cần xây dựng những cơ chế, chính sách đối với nghệ nhân và các phường Hát Xoan, tạo ra động lực duy trì công tác bảo tồn và truyền dạy Hát Xoan cho các thế hệ tương lai: 

Xây dựng chính sách bồi dưỡng nghệ nhân
Xây dựng chính sách bồi dưỡng nghệ nhân

Đối với nghệ nhân

Có cơ chế chính sách đối với nghệ nhân, những người đang nắm giữ và thực hành tại các cộng đồng hát Xoan: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú cho các cá nhân có tài năng và có đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan. Đối với nghệ nhân tham gia truyền dạy Hát Xoan: Có chế độ phụ cấp hàng tháng và chế độ thù lao cho nghệ nhân tham gia truyền dạy di sản. Tạo điều kiện cho nghệ nhân được tham gia các hoạt động khoa học nhằm bảo tồn phát huy và tuyên truyền quảng bá giá trị di sản văn hoá Hát Xoan Phú Thọ như: Hội thảo, Xuất bản, triển lãm, biểu diễn, giao lưu; truyền dạy… 

Hỗ trợ cộng đồng, các phường Xoan, các trường học tổ chức truyền dạy và đào tạo thế hệ những người trẻ tuổi để tiếp nối, duy trì và sáng tạo di sản Hát Xoan; đồng thời hỗ trợ cho những người có năng khiếu tham gia học hát Xoan.Tiếp tục đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho các nghệ nhân Hát Xoan có đủ tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước (Nghệ nhân nhân 143 dân, Nghệ nhân ưu tú), phong tặng nghệ nhân của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam và của UBND tỉnh Phú Thọ. Tạo mọi điều kiện cho các nghệ nhân có môi trường để đảm bảo việc tạo ra thu nhập và sinh kế bằng chính các kỹ năng thực hành di sản của họ. Đây là quan điểm mới trong Quyết nghị về bảo vệ DSVHPVT với phát triển bền vững của UNESCO mà các địa phương cần có biện pháp cụ thể để thực thi. 

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương cần có chính sách khuyến cáo các công ty lữ hành, các doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện các nghệ nhân tham gia trình diễn Hát Xoan vào các chương trình tour du lịch của các công ty lữ hành. Không lựa chọn các chương trình biểu diễn Hát Xoan của các nhóm diễn viên các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc các nhóm tự phát khác. Điều này vừa đảm bảo cho các nghệ nhân có thu nhập ổn định từ chính di sản mà họ đang nắm giữ, đồng thời khách du lịch cũng được thưởng thức giá trị di sản do chính các nghệ nhân thể hiện, giúp cho việc bảo vệ truyền dạy di sản của các nghệ nhân được đảm bảo. 

Đối với các phường Xoan, câu lạc bộ Hát Xoan

Các địa phương cần có chính sách và biện pháp hỗ trợ kinh phí luyện tập, đầu tư trang thiết bị âm thanh, nhạc cụ, trang phục cho các phường Xoan để giúp cho các phường Xoan có đủ điều kiện vật chất và các điều kiện khác phục vụ việc duy trì luyện tập và tham gia các nghi thức hát Xoan theo tập quán truyền thống và các chương trình biểu diễn khác. 

Các địa phương có thể quy định việc tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ, hội diễn, liên hoan Hát Xoan và hát dân ca từ cấp xã, huyện, tỉnh khuyến khích các phường Xoan và các câu lạc bộ tham gia. Đặc biệt là có cơ chế để các câu lạc bộ Hát Xoan được thường xuyên giao lưu với các phường Xoan gốc qua đó bồi dưỡng kỹ năng trình diễn các làn điệu Xoan cổ cho các thành viên câu lạc bộ.

Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt Audio trên đây sẽ giúp bạn hiểu: Hát Xoan là gì. Từ đó, mở mang kiến thức cũng như nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *