Thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển, vì vậy bạn chỉ cần có mạng Internet là có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về tiêu chuẩn thiết kế âm thanh hội trường, về cách chọn thiết bị âm thanh. Nhưng để có cái nhìn hội trường chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất, hãy để Lạc Việt Audio giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn thiết kế âm thanh hội trường chuyên nghiệp nhé.
Âm thanh trong hội trường là gì?
Hội trường là nơi để tổ chức sự kiện, các cuộc họp, hội nghị, tọa đàm,…cho một đơn vị nào đó. Hội trường thường có không gian rộng, có sức chứa nhiều người nên rất cần một dàn âm thanh hội trường đạt chuẩn, chất lượng.
Âm thanh hội trường là sự kết nối với nhau của các thiết bị điện tử để phát ra được thanh âm cho mọi người có mặt trong hội trường đều có thể lắng nghe, nắm bắt được thông tin, diễn biến sự kiện, cuộc họp, hội thảo. Để vận hành được âm thanh hội trường, yêu cầu người sử dụng phải có các kỹ năng nhất định.
Cần xác định những gì để chọn âm thanh hội trường?
1. Xác định mục đích của hội trường
Hội trường có rất nhiều mục đích sử dụng: Hội trường cưới, ca nhạc, sự kiện, họp báo,…Mỗi hội trường đều có mục đích khác nhau nên việc chọn dàn âm thanh hội trường cũng phải dựa vào mục đích đó.
2. Diện tích hội trường
Diện tích hội trường cũng là một yếu tố quan trọng mà các bạn cần lưu ý khi thiết kế âm thanh hội trường. Tùy từng diện tích hội trường rộng hay bé mà chúng ta thiết kế dàn âm thanh hợp lý.
Chẳng hạn: Với hội trường 100m2, các bạn không thể chọn những dàn âm thanh quá lớn và có tiếng vang. Nếu chọn như vậy sẽ khiến cho khán giả ở hội trường bị khó chịu vì tiếng của âm thanh quá to, ngồi nghe thôi cũng sẽ cực kì đau đầu. Nhưng ngược lại, nếu diện tích hội trường là 500m2 đến 1000m2, các bạn lại chọn dàn âm thanh hội trường chất lượng không tốt, bố trí các loa không đều nhau thì khán giả cũng không nghe thấy và nắm bắt được diễn biến, tình hình của sự kiện.
3. Xác định, tính toán ngân sách để thiết kế âm thanh hội trường
Ngân sách là một yếu tố không thể thiếu khi thiết kế âm thanh hội trường. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích, diện tích hội trường mà các bạn có thể đề xuất với đơn vị về ngân sách.
Nhưng một điều không thể thay đổi, đó chính là ngân sách càng lớn thì thiết kế âm thanh hội trường càng dễ dàng, chất lượng hơn. Ngân sách cơ bản để thiết kế âm thanh hội trường các bạn có thể tham khảo dưới đây, đây là mức cơ bản nhất:
- Hội trường 50m2 đến 100m2: Ngân sách sẽ khoảng 40 đến 70 triệu đồng.
- Hội trường 101m2 đến 150m2: Ngân sách sẽ khoảng 71 đến 120 triệu đồng.
- Hội trường 151m2 đến 250m2: Ngân sách sẽ khoảng 121 đến 171 triệu đồng.
- Hội trường 251m2 đến 350m2: Ngân sách sẽ khoảng 171 đến 230 triệu đồng.
- Hội trường 351m2 đổ lên: Ngân sách từ 230 triệu đồng đổ lên.
4. Thiết kế âm thanh hội trường bằng bản vẽ 3D
Bạn có bao giờ bố trí vị trí lắp đặt thiết bị âm thanh chưa? Nếu có, chắc hẳn bạn sẽ có lúc đau đầu, nhức mắt khi ngắm lại thiết bị của mình vì chúng được lắp đặt ở một chỗ sai lệch, thiếu mỹ quan,…Với bản vẽ 3D thì bạn hoàn toàn không cần lo về vấn đề đó. Từng thiết bị âm thanh hội trường sẽ được vẽ trên bản vẽ 3D (Lắp ở đâu? Có gần ghế khán giả không? Đặt ở đó âm thanh có rõ không?…)
Bạn có thể yên tâm trao gửi niêm tin đến Lạc Việt Audio. Với mỗi thiết kế âm thanh hội trường của khách hàng, chúng tôi luôn gửi kèm theo bản vẽ 3D, cho khách hàng có được cái nhìn tổng thể nhất.
Các thiết bị trong dàn âm thanh hội trường
1. Loa hội trường
Loa hội trường là thiết bị phát ra âm thanh giúp các bạn nghe được tần số âm thanh khuếch đại trong hội trường cùng một lúc. Loa hội trường phổ biến nhất được sử dụng đó là loa sub và loa array. Đây là những mẫu loa có kích thước cực kì nhỏ gọn, dễ lắp đặt, vô cùng tiện lợi.
2. Amply và dây loa
Amply có tên đầy đủ là Amplifier, tiếng Việt tức là tăng âm. Đây là thiết bị dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh trước khi âm thanh đó xuất ra thiết bị phát như loa, tai nghe.
Amply càng để gần loa thì công suất càng ít bị tiêu hao. Không những tiết kiệm được chi phí, công suất mà việc này còn có thể giúp bạn sử dụng amply thời gian lâu hơn, tránh hư hỏng do phải sử dụng nhiều.
3. Cục đẩy công suất
Cục đẩy công suất cũng giống như Amply – thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh ra đến loa. Tuy nhiên, Amply chỉ dành cho hội trường <100 ghế hoặc dùng trong hát karaoke trong gia đình. Còn cục đẩy công suất lại dành cho các hội trường có diện tích lớn, phòng rộng, như vậy âm thanh sẽ được truyền đi tốt hơn, dễ dàng cho người tham gia nắm bắt được thông tin của sự kiện.
Các thiết bị âm thanh hội trường như cục đẩy công suất hay amply nên để cùng một tủ chứa. Vừa tiết kiệm công suất, lại vừa gọn gàng, tiết kiệm không gian và diện tích.
4. Bàn mixer
Mixer là thiết bị xử lý và phối trộn tín hiệu âm thanh đầu vào để tạo ra chất âm tốt hơn. Nó cũng có khả năng khuếch đại tín hiệu rất tốt. Một buổi sự kiện chuyên nghiệp nào bạn cũng sẽ nhìn thấy thiết bị này. Để vận hành được bàn mixer thì bạn cần phải có kỹ năng chuyên môn nhất định.
5. Vang số mà Micro
Vang số hay còn gọi là mixer số là thiết bị chuyên xử lý và phối trộn âm thanh hoàn toàn tự động. Ngoài ra, vang số còn có thể điều chỉnh từng chức năng của mic, music,echo…giúp chất lượng âm thanh được tốt hơn.
Micro là thiết bị thu và truyền âm thanh. Micro được chia làm micro không dây và có dây.
Micro không dây thông qua đường truyền amply hoặc cục đẩy công suất sẽ cho độ phủ sóng khắp hội trường tính từ Angten. Micro này dễ dàng sử dụng và tiện lợi di chuyển theo ý muốn. Micro không dây phổ biến các sự kiện lớn.
Ngược lại, Micro có dây thích hợp sử dụng trong các hội trường nhỏ, không phải di chuyển nhiều.
Tiêu chuẩn âm thanh hội trường đạt chuẩn
1. Tiêu chuẩn cách âm tốt
Ở Việt Nam hiện nay, các hội trường phần lớn có khả năng cách âm và tiêu âm tốt. Các vật liệu vách âm bằng gỗ, vách tiêu âm đục lỗ là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Việc cách âm có thể ngăn các tiếng ồn bên ngoài vào hội trường và ngược lại. Vách tiêu âm sẽ giúp âm thanh của các bạn dễ chịu, không bị hú rít, vọng lại.
Lưu ý nhỏ cho các bạn khi thiết kế âm thanh hội trường đó là không nên treo quá nhiều tranh ảnh trong hội trường vì tranh ảnh có độ tương phản với âm thanh khá cao, làm giảm chất lượng của âm thanh.
2. Tiêu chuẩn bố trí và lắp đặt loa
Việc bố trí và lắp đặt âm thanh hội trường là một việc vô cùng quan trọng. Loa được chia làm 3 loại: Loa treo, loa đặt sàn, loa đứng. Tùy từng mục đích, diện tích của hội trường mà các bạn sẽ lựa chọn sản phẩm và đi dây một cách hợp lý nhất, thẩm mỹ nhất.
Các bạn phải bố trí lắp đặt âm thanh hội trường sao cho người ngồi gần loa không có cảm giác khó chịu, choáng váng, người cách xa loa nhất cũng phải nghe được. Nếu như bố trí không hợp lý, rất có thể sẽ khiến cho các buổi sự kiện không được thành công như mong đợi.
Lạc Việt Audio có những lưu ý nho nhỏ đối với thiết bị loa khi các bạn bố trí:
- Dù đặt loa ở góc nào thì loa cũng phải hướng về người nghe.
- Hai loa nên đặt cạnh nhau, hướng tạo thành hình tam giác để âm thanh không bị chọi vào nhau.
- Không được đặt loa gần hoặc hướng vào tường, sàn để tránh âm thanh bị dội.
- Tâm của màng loa bằng với chiều cao ngang tai người nghe.
- Thử đặt loa ở nhiều vị trí khác nhau của hội trường để chắc chắn độ phủ của âm thanh.
- Sử dụng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp.
- Tâm của màng loa cần được đặt ngang tầm với chiều cao trung bình của người nghe.
- Phía sau lưng của người nghe có 1 khoảng trống càng xa thì càng tốt. Có thể đặt sau loa một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp sần sùi để chống các âm thanh bị dội lại.
3. Tiêu chuẩn chống ồn, chống vang
Để âm thanh hội trường không bị vang và lọt ra bên ngoài thì các bên nên sử dụng tấm dán cách âm, rèm vải. Ngoài ra, các bạn cũng nên trang bị cho hội trường thêm vách cách âm và tiêu âm để đảm bảo cho âm thanh được tốt nhất.
Trên đây là một số tiêu chuẩn thiết kế âm thanh hội trường mà bạn cần biết, hy vọng những thông tin trên giúp bạn sở hữu cho mình dàn âm thanh chất lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0982 655 355 để được tư vấn chi tiết nhé.